Thứ Ba, 18 tháng 6, 2013

Kiểm điểm về sự lười biếng



Hôm qua tôi trực cấp cứu ở bệnh viện. Lúc gần trưa có tiếp nhận một cô gái 20, 21 tuổi vào vì mệt lả. Theo cô của bệnh nhân, lúc sáng, người nhà có la cô bé. Trước khi vào viện, cô gái đang ngồi thì ngã ra. Sau đó, người nhà đưa vô viện. Mấy cô học trò của tôi chẩn đoán là stress tâm lý rồi báo cho tôi. Nhìn cô bé có vẻ mệt mỏi, tay chân như rũ rượi, không nhấc lên nổi, hỏi gì cũng không nói, tôi sinh nghi là cô bé uống thuốc tự tử. Tuy nhiên, người nhà không rõ mà cô bé thì không nói gì. Kiểm tra ĐTĐ và đường huyết đều bình thường. Sau khi truyền dịch được 2 giờ, cô bé tỉnh táo hơn, nói chuyện được nhưng còn khá yếu không tự ngồi dậy nổi. Cô bé bấm diện thoại để nhắn tin rất khó khăn. Hết chai dịch thứ 2, cô bé vẫn còn yếu. Người nhà gặn hỏi nhiều lần, cô mới cho biết có uống một lọ thuốc dở của người nhà. Khi người nhà về lấy chai thuốc lên thì ra đó là Lexomil. Vậy là rõ ràng cô bé bị ngộ độc Lexomil rồi.

Tôi không kê đơn Lexomil đã rất lâu rồi và nhớ nó là một loại thuốc an thần, gây ngủ. Điều đáng nói ở đây là sau đó tôi khuyên người nhà đưa cô bé lên bệnh viện tỉnh vì sợ tác dụng về sau của Lexomil mà không xem thông tin của thuốc. Tuy nhiên sau khi chuyển cô bé đi rồi, tôi ngồi xem lại thông tin Lexomil thì mới giật mình là mình đã chuyển đi không đáng chỉ vì làm biếng xem thông tin thuốc trước khi quyết định chuyển.

Lexomil đạt liều tối đa trong huyết tương sau khi uống thuốc 1-2 giờ. Khi quá liều, Lexomil gây yếu cơ, ngủ sâu hoặc kích động. Trong đa số trường hợp chỉ cần theo dõi và săn sóc bệnh nhân. Như vậy, thời điểm nguy hiểm nhất của cô bé đã qua, không cần phải chuyển viện. Mặc khác, vì không xem thông tin thuốc nên trong chẩn đoán, tôi đã ghi Ngộ độc Lexomil thay vì Bromazepam.

Lần sau, mình phải siêng năng hơn mới được.


Thông tin về Lexomil

Thành phần
Lexomil có tên gốc là Bromazepam. Viên nén dễ bẻ làm bốn, mỗi viên có: Bromazépam 6mg.

Bromazepam , là một thuốc an thần - thôi miên giải lo âu loại benzodiazepin được phát hiện bởi Roche năm 1963 .

Cấu trúc phân tử của nó có chứa một vòng diazepine kết nối với hai vòng benzen , một được thay thế bằng một nguyên tử của brom và hợp nhất với diazepine, còn lại là một chính xác hơn pyridin . Là một 1,4-benzodiazepine , các nguyên tử nitơ trong vòng diazepine 7 đang ở vị trí 1 và 4.




Dược lực học
Dùng liều thấp, Lexomil có tác dụng chọn lọc trên chứng lo âu, áp lực tâm lý và thần kinh căng thẳng.
Dùng liều cao, Lexomil có tác dụng an thần và giãn cơ.

Dược động học
Sau khi uống thuốc, nồng độ tối đa trong huyết tương đạt được sau 1 đến 2 giờ. Sinh khả dụng của hoạt chất không bị biến đổi trung bình là 65-84%. Bromazépam có thời gian bán thải từ 10 đến 20 giờ ; ở người cao tuổi, thời gian này có thể kéo dài hơn.

Bromaz pam được chuyển hóa ở gan. Về mặt số lượng, có hai chất chuyển hóa chiếm tỉ lệ cao là 3-hydroxy-bromazépam và 2-(2 amino-5-bromo-3-hydroxybenzoyl)-pyridine. Hai chất chuyển hóa này được đào thải chủ yếu qua nước tiểu dưới dạng liên hợp.

Bromazépam gắn kết với protéine huyết tương với tỷ lệ trung bình là 70-75%.

Chỉ định
Thuốc có tác dụng giải lo âu mạnh mẽ, nó cũng là thuốc an thần, thôi miên và giãn cơ .

Các rối loạn về cảm xúc:
Tình trạng lo âu, căng thẳng, loạn tính khí kèm lo âu trong chứng trầm cảm, dễ bị kích động, mất ngủ.

Các biểu hiện do lo âu và căng thẳng thần kinh như:
Rối loạn chức năng của hệ tim mạch và hô hấp (rối loạn giả đau thắt ngực, hồi hộp đánh trống ngực, nhịp tim nhanh, tăng huyết áp, khó thở, thở gấp... do nguyên nhân tâm thần).
Rối loạn chức năng của hệ tiêu hóa (hội chứng kết tràng dễ bị kích thích, viêm loét kết tràng, đau thượng vị, co thắt, trướng bụng, tiêu chảy...).
Rối loạn chức năng của hệ tiết niệu (bàng quang dễ bị kích thích, đái dắt, đau bụng kinh...). - các rối loạn tâm thần thực thể khác (nhức đầu do nguyên nhân tâm thần, bệnh ngoài da do nguyên nhân tâm thần...).
Lexomil cũng được chỉ định để điều trị tình trạng lo âu và căng thẳng có liên quan đến một bệnh lý mãn tính và cũng được sử dụng như một tâm lý liệu pháp hỗ trợ trong bệnh thần kinh tâm lý.

Chống chỉ định
Không chỉ định Lexomil cho bệnh nhân quá mẫn cảm với benzodiazépines. Những bệnh nhân bị nghiện rượu hay nghi ngờ bị nghiện rượu hay bị một tình trạng lệ thuộc thuốc gây nghiện thì không được dùng Lexomil, ngoại trừ dùng thuốc dưới sự giám sát chặt chẽ.

Thận trọng
Thận trọng khi dùng Lexomil cho bệnh nhân bị nhược cơ nặng do thuốc có thể làm nặng thêm tình trạng này.
Trong các tháng đầu của thai kỳ, chỉ dùng thuốc trong trường hợp đặc biệt cần thiết.

Hoạt chất của thuốc được bài tiết qua sữa mẹ, do đó không được dùng thuốc khi cho con bú. Cần thông báo cho bệnh nhân không được lái xe hay điều khiển máy móc trong vòng 4 đến 6 giờ sau khi uống thuốc, vì Lexomil có thể làm giảm độ tập trung và phản xạ tùy thuộc vào liều dùng và mức độ nhạy cảm của từng bệnh nhân.

Thận trọng ở người nghiện rượu, suy hô hấp. Giảm liều ỡ người già, thận và suy gan.

Lệ thuộc thuốc
Dùng benzodiazépines có thể gây ra tình trạng lệ thuộc thuốc. Nguy cơ này tăng lên khi dùng thuốc kéo dài, dùng liều cao hay ở những bệnh nhân có yếu tố mở đường. Triệu chứng nghiện thuốc thường xảy ra khi ngưng thuốc đột ngột và bao gồm - trong những trường hợp nặng nhất được ghi nhận - run rẩy, vật vả, rối loạn giấc ngủ, hồi hộp, nhức đầu và rối loạn sự tập trung. Ngoài ra, một số triệu chứng khác như toát mồ hôi, co thắt ở cơ bắp và ở bụng, rối loạn tri giác, và trong một số trường hợp hiếm, có thể gây mê sảng và cơn động kinh.
Tùy theo thời gian tác động của thuốc, các triệu chứng nghiện thuốc có thể xảy ra sau khi ngưng thuốc từ vài giờ đến một tuần hoặc lâu hơn.
Nhằm giảm tối đa nguy cơ bị lệ thuộc thuốc, các benzodiazépines chỉ được kê toa sau khi đã chẩn đoán kỹ bệnh và chỉ kê toa trong một giai đoạn ngắn nhất có thể (chẳng hạn trong chỉ định là thuốc ngủ, không được dùng quá 4 tuần). Nếu cần dùng thuốc tiếp tục, phải tái khám định kỳ. Chỉ cho dùng thuốc dài hạn ở những bệnh nhân có tình trạng bệnh thật xấu và sau khi đã cân nhắc giữa lợi ích điều trị với nguy cơ lệ thuộc thuốc.
Để tránh những triệu chứng cai nghiện, nên ngưng thuốc từ từ, trong thời gian này liều phải được giảm từ từ. Khi xuất hiện các triệu chứng cai nghiện, cần phải theo dõi sát và chăm sóc cho bệnh nhân.

Tương tác
Nếu đang dùng thuốc mà uống rượu sẽ làm tăng tác dụng của thuốc, tương tự như đối với các thuốc hướng tâm thần khác.
Nếu dùng phối hợp với các thuốc tác động lên thần kinh trung ương như các thuốc an thần, thuốc chống trầm cảm, thuốc ngủ, thuốc giảm đau và gây vô cảm... tác dụng ức chế thần kinh trung ương có thể tăng lên.

Tác dụng phụ
Hưng phấn, buồn ngủ, mất trí nhớ nhẹ,.đôi khi mạnh mẽ như sảng khoái, thư giãn
Ở liều điều trị, Lexomil được dung nạp tốt. Có thể xảy ra mệt mỏi, buồn ngủ và yếu cơ (hiếm) khi dùng liều cao. Các triệu chứng trên khỏi khi giảm liều.
Mặc dầu kinh nghiệm lâm sàng không cho thấy thuốc có độc tính nào máu cũng như trên chức năng gan và thận, vẫn nên theo dõi các thông số này nếu dùng thuốc dài hạn. Trường hợp dùng thuốc kéo dài và liều cao, có thể xảy ra tình trạng lệ thuộc thuốc ở những bệnh nhân có yếu tố mở đường, như đối với tất cả các thuốc ngủ hay thuốc an thần khác. Trường hợp có phản ứng nghịch lại như lo âu nặng hơn, ảo giác, rối loạn giấc ngủ hay kích động, cần phải ngưng thuốc.
Các tác dụng ngoại ý có liên quan đến liều uống và mức độ nhạy cảm của từng cơ địa.

Liều lượng
Liều lượng khác nhau 1-18 mg mỗi ngày (lên đến 36 mg trong bệnh viện) phụ thuộc vào bệnh tật và bệnh nhân.

Liều thông thường
Điều trị ngoại trú: 1,5-3 mg, tối đa 3 lần/ngày.
Trường hợp nặng, điều trị ở bệnh viện: 6-12 mg, 2 đến 3 lần/ngày.
Liều nêu trên chỉ có tính tổng quát, cần điều chỉnh thích hợp cho từng bệnh nhân. Nếu điều trị ngoại trú thì liều khởi đầu nên thấp và tăng từ từ cho đến khi đạt được liều tối ưu. Khi các triệu chứng bệnh đã cải thiện, sau vài tuần nên thử ngưng dùng thuốc. Nếu dùng thuốc đúng theo thời hạn này thì việc ngưng thuốc không gây vấn đề gì cả. Nếu đã dùng thuốc dài hạn thì khi ngưng thuốc phải từ từ.

Liều lượng trong những trường hợp đặc biệt
Nếu dùng trong nhi khoa, phải chỉnh liều theo thể trọng của trẻ.
Ở bệnh nhân cao tuổi và yếu, phải dùng liều thấp hơn.

Quá liều
Dùng quá liều một mình Lexomil do vô tình hay cố ý rất hiếm khi ảnh hưởng đến tính mạng. Các triệu chứng chủ yếu là tác động điều trị được tăng mạnh lên (an thần, yếu cơ, ngủ sâu) hoặc kích động. Trong đa số trường hợp chỉ cần theo dõi và săn sóc bệnh nhân. Nếu quá liều rất cao kèm nhất là khi phối hợp với các thuốc tác động lên thần kinh trung ương khác, có thể dẫn đến hôn mê, mất phản xạ, suy tim và hô hấp, khó thở. Biện pháp cấp cứu gồm rửa dạ dày và theo dõi y khoa, dùng Anexate (flumaz nil) để giải ngộ độc.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

LÊN ĐẦU TRANG