Thứ Tư, 25 tháng 12, 2013

Những cóp nhặt liên quan đến Noel

ÔNG GIÀ NOËL  
Ông già NOËL  là hiện thân của thánh Nicholas, có nguồn gốc từ Đông Âu, du nhập đầu tiên qua Đức rồi lan sang toàn châu Âu. Theo truyền thuyết, ngài là Giám mục thành Myra. sinh năm 15/03/270, tại Patara, Thổ Nhĩ Kỳ, nổi tiếng vì cả cuộc đời ngài dành cho các hoạt động bác ái, là một trong những vị Thánh quen thuộc, thường cầu bầu cho dân chúng. Ngài mất vào ngày 06/12/343 tại Myra, Thổ Nhĩ Kỳ.
Đến thế kỷ IX, Giáo hội Công giáo đã phong thánh cho ngài với cương vị là vị thánh bổn mạng trẻ em. Từ đó, hình ảnh một ông già tốt tướng, hiền lành chuyên đem quà phân phát cho trẻ em, nhất là trẻ em nghèo, hiếu thảo, ngoan ngoãn ngày càng lan rộng và hòa nhập với các tập tục mừng Giáng sinh và mừng ngày Đông chí của các nước Âu Châu và Bắc Mỹ.

Thánh Nicholas thành Myra 270-343
Đến thế kỷ XIX, hình ảnh này đã hòa hợp vào với hình ảnh thánh Nicholas trong hình dáng một ông già
tươi vui, mặc áo lông, mang theo rát nhiều quà. Hình ảnh ông già đi xe kéo bởi tám con nai sừng cao, chui vào ống khói phát quà cho trẻ em đầu tiên được tạo ra bởi tác giả của bài thơ A visit from St. Nicholas - ông Clement Clake Moore.



Bài thơ kể chuyện vào một đêm Giáng sinh, trong khi vợ và các con ngủ, một người đàn ông tỉnh dậy bởi tiếng ồn bên ngoài ngôi nhà của mình. Nhìn ra cửa sổ, ông thấy Thánh Nicholas ở trên một chiếc xe trượt tuyết kéo bởi tám con tuần lộc đang bay trên không. Sau khi chiếc xe trượt tuyết của ngài hạ cánh trên mái nhà, ngài vào nhà qua ống khói, mang theo một túi đồ chơi. Ngài tươi cười đến bỏ quà Giáng sinh vào các đôi tất treo cạnh lò sưởi. Sau đó, ngài lại qua ống khói rồi bay đi. Thánh Nicholas đã gửi lời chúc "Chúc mừng Giáng sinh đến mọi người, và chúc tất cả một đêm an lành."



Năm 1931, họa sĩ Thụy Điển Haddon Sundblom lấy hình ảnh người bạn thân bán hàng Lou Prentice để tạo ra một hình ảnh mới lạ về ông già Noël: một ông già má đỏ, râu tóc bạc trắng, ánh mắt tươi vui, mặc bộ áo lông đỏ viền trắng. Hình ảnh này được dùng để quảng cáo rầm rộ cho hãng Coca-cola vào mỗi mùa Giáng sinh.  Tên gọi Santa Clause (của người Anh) là đọc trại từ Saint Nicholas, Sinterklaes, tiếng Đức là Skant Nikolans, người Pháp gọi là Père De Noël , còn người Hà-lan gọi là Dasinter Klauous. 



TỪ NGUYÊN CỦA NOËL
Noël là tiếng Pháp, nghĩa là sinh nhật, giáng sinh, sử dụng lần đầu tiên được biết đến là năm 1811.
Ngày sinh theo tiếng La-tinh là Natalis dies. Từ gốc NATALIS khi chuyển sang tiếng Pháp thì mất đuôi IS còn lại là NATAL. Luật chuyển tiếng Pháp lần lượt thay đổi như sau:
- NATALIS mất đuôi IS  thành  NATAL 
- AL chuyển sang EL nên NATAL thành NATEL
- Mất T thành NAEL  
- Nhị trùng âm NAEL thành NL (Noel)

TỪ NGUYÊN CỦA CHRISTMAS   
Từ CHRISTMAS trong tiếng Anh cổ là Cristes Maesse (Crīstesmæsse - Lễ Chúa Kitô) đầu tiên được tìm thấy vào năm 1038. Đến năm 1131 là Cristes-Messe. Về sau từ này trong tiếng Anh là CRIST MASSE. Latinh hóa (thêm H) thành CHRISTUS và cuối cùng được viết thành CHRISTMAS.
Christmas còn được viết tắt là Xmas
Điều này được giải thích như sau:   
Christus là từ Latinh chuyển sang tiếng Hy Lạp là KHRISTOS /Χριστός/ viết tắt là Χ (χ - chi viết hoa) giống chữ X trong tiếng Anh
Do đó CHRISTMAS viết tắt thành Xmas / ’krismos, ’eskmos/

TỤC TREO TẤT
Tương truyền rằng tại ngôi làng nọ, có ba chị em gái nhà nghèo khó nên chưa lấy được chồng. Mùa Giáng sinh năm ấy, họ không có gì để ăn mừng nên giặt đôi tất ướt sũng do đi làm cả ngày, treo bên cạnh lò sưởi rồi đi ngủ. Thánh Nicholas biết chuyện đó nên nửa đêm ngài trèo lên nóc nhà và thả những đồng tiền vàng vào ống khói. Những đồng tiền vàng rơi xuống lọt ngay vô tất của ba chị em. Hôm sau thức dậy, khi mang tất vào để tiếp tục đi làm, họ vô cùng mừng rỡ khi phát hiện những đồng tiền vàng trong tất. Họ thầm cảm ơn thánh Nicholas vì biết chỉ có ngài làm việc đó. Nhờ số tiền ấy, ba chị em đã có một mùa Giáng sinh vui vẻ và về sau lấy được chồng.



PHONG TỤC VỀ LỄ GIÁNG SINH
Thời La Mã, người Saturnilia ăn mừng suốt một tuần từ ngày 17 tháng 12, đánh dấu thời vàng son khi thần Satum cai trị thế giới. Trai gái đội vòng hoa trên đầu. Người ta tặng nhau nến và những vòng lá xanh cuộn tròn. Thời gian này nô lệ được ăn mừng chung với chủ nhân, người giàu và người nghèo ăn uống đồng đều như nhau và cùng tham dự buổi dạ vũ ăn mừng khắp nơi. Mọi cách biệt tạm thời được xóa bỏ. Người ta có thể bất cứ điều gì họ muốn. Các ngôi nhà được trang hoàng với nhành nguyệt quế.


Năm 274, Hoàng đế Aurelian đã chọn ngày này là ngày sinh của Mặt Trời Vô Địch (Dies Natalis Invicti Solis). Quân đội La Mã đã đem phong tục này sang Anh và những vùng thuộc địa do La Mã cai trị. Vì thế, hàng năm người dân Châu Âu đều tổ chức lễ này rất trọng thể còn gọi là lễ Thiên Thần Ánh Sáng hay Thần Quang Minh. Trước kia, ở Châu Âu lễ Giáng sinh được tổ chức vào các ngày khác nhau.

- Bắc Pháp: đầu tháng 12
- Nam Pháp: cuối tháng 11
- Ý: 19 tháng 11
- Hy Lạp: 20 tháng 4
- Ai Cập: 20 tháng 5
- Đức: 16 tháng 11
- Cận Đông (Quê hương Chúa Giê-su):17 tháng 11

Constantine đại đế (272-337)
Giáo hội Công giáo khắp nơi ăn mừng lễ Giáng sinh vào ngày 6 tháng Giêng. Đến thế kỷ IV, theo đề xuất của vua Constantin, vị hoàng đế đầu tiên theo Thiên Chúa giáo, dựa trên cuộc khảo cứu theo lệnh hoàng đế Augusto, Giáo Hoàng Julius I đã đổi ngày Mừng Chúa Giáng Sinh sang 25 tháng 12, tức ngày đại hội mùa đông. Nhờ đó đại lễ Giáng sinh được thống nhất và ngày càng thêm trọng thể. Tại phương Đông, người ta mừng lễ Chúa Hiển Linh (Épiphanie - Epiphany) hoặc Chúa Hiển Lộ (Théophanie - Theophany) để gợi nhớ ngày ba vua từ phương Đông đến gặp gỡ và chúc tụng Hài Nhi nơi máng cỏ vào ngày 6 tháng Một.

THIỆP NOËL
Năm 1846, một quý tộc người Anh, Sir Henry, do không thể thăm hết những người bằng quyến thân thuộc của mình trong dịp Giáng sinh, ông đã nhờ họa sĩ John Calcott Thorsley ở Luân Đôn (London) vẽ cho ông cảnh ăn mừng Giáng sinh vui nhộn rồi ghi hàng chữ bên dưới “A Merry Christmas”. Sau đó ông cho in thành nhiều bản để gửi đi. Tấm thiệp chia thành ba phần theo chiều dọc. Chính giữa là cảnh một gia đình đang quay quần quanh bàn tiệc Giáng sinh, hai phần bên nhỏ hơn, vẽ tượng trưng các hành động bác ái.

Tấm thiệp Noel xưa nhất
CÂY NOËL
Ngày xưa các dân tộc phương Tây thờ rất nhiều thần như Hercule, thần Apollon, thần Saturnia (Thần Canh Nông), thần Mặt Trời... Tục thờ cây đã hình thành ở Châu Âu truớc khi Chúa Giê-su ra đời. Sau đó trở thành tục lệ của người ở đảo Scandinavia: trang trí nhà cửa bằng cây thông vào dịp đầu năm để xua đuổi ma quỷ hoặc trồng cây để chim chóc làm tổ trong dịp đầu năm.   Riêng bộ tộc Druide ở Bắc Âu thì thờ thần Vạn Vật là Woden.

Năm đó vào mùa đông gần lễ Giáng sinh, một vị hoàng tử sắp sửa bị giết để tế thần. Bấy giờ thánh Boniface đang truyền giáo tại đó đi ngang qua. Ngài đã giảng giải và thuyết phục họ bỏ tục lệ giết người tế thần. Thay vào vật tế, ngài hướng họ vào việc lấy một cây thông để trang hoàng cho đại lễ mùa đông. Vào thế kỷ XVIII, Thánh Boniface từ anh sang Đức để giảng đạo. Ngài đã chọn cây sồi lớn ở Geismar vào giữa đêm 24 tháng 12 để làm cây Giáng sinh. Sau đó ngài dùng những cây thông nhỏ để làm quà tặng cho mọi người, tượng trưng cho sự xanh ngát muôn đời và sự vững vàng của loài thông. Từ đó cây thông trở thành dấu hiệu của mùa giáng sinh và từ Đức lan ra khắp Âu Châu.

NẾN, ĐÈN TRÊN CÂY THÔNG
Trước kia người ta đem cây thông đến nơi hành lễ và để nguyên cành lá. Năm 573, lần đầu tiên tại Bowrgogne- Pháp, tu sĩ Colomban đã có sáng kiến treo lên các cành thông những bó đuốc nhỏ hình thập tự. Vào một buổi tối khoảng giữa thế kỷ XV, ông Luther đang trên đường đến nhà thờ chợt chú ý đến những ngôi sao lấp lánh trên nền trời trông giống như chúng được kết vào ngọn thông. Ông ghi nhận hình ảnh này và khi đến nhà thờ ông làm một số đèn ngôi sao và nến treo lên cây thông.


Cũng có truyện kể rằng vào một mùa đông ở khu rừng nọ có một cây đinh san nhỏ sống lẻ loi. Trong dịp lễ mừng Chúa giáng sinh, cây cối khắp nơi nhộn nhịp tụ về mang theo không biết bao nhiêu là lễ vật đến thờ lạy Chúa Hài Đồng. Riêng cây Đinh San nhỏ lại chẳng tỉm ra lễ vật gì để dâng tặng Ngài. Nó đứng xa xa ở ngoài thút thít khóc. Các ngôi sao trên trời rất cảm động bèn rủ nhau xuống đáp lên cành Đinh San. Cây Đinh San nhỏ bé đột nhiên sáng rực rỡ khiến cho bao nhiêu cây cối phải ngoáy đầu nhìn một cách ghen tị. Từ đó cây thông Noël  luôn đuợc treo thêm các ánh sao lấp.

NGÔI SAO LẠ
Theo các nhà thiên văn học đó là hiện tượng Siêu Sao Mới (Supernova). Thuật ngữ này dùng để chỉ ngôi sao xuất hiện đột ngột trong vài giờ hoặc vài ngày tại điểm nào đó trên bầu trời mà mắt thường không nhìn thấy được.Đột nhiên lúc nào đó nó tăng sáng lên hàng chục ngàn lần, sáng đến nỗi mắt thường nhìn thấy. Điều này rất hiếm khi xảy ra. Người ta chỉ mới phát hiện vài chục ngôi. Năm 1006, một Supernova bùng sánh như mặt trăng đã được ghi nhận. Nhưng cho đến nay, không có bằng chứng nào về sự xuất hiện của một supernova vào thời điểm  Chúa Giê-su (Jesus) ra đời.  Mùa Xuân năm thứ 5 trước Công nguyên, người Trung Quốc ghi nhận sự xuất hiện của một sao chổi đặc biệt. Trong 70 ngày nó đã quét qua vùng chòm sao Nam Dương. Người ta tiên đoán vào thời gian này, ba vua (là Melchior, Bithisares và Gasthapa) đã nhìn thấy sao chổi chậm chạp này đang treo trên bầu trời Bethlehem mà đến với Chúa Giê-su. Năm 1604, Johannes Kepler đã tính ra vị trí của các hành tinh vào thời Chúa Giê-su ra đời. Ông phát hiện có sự giao hội kỳ diệu của các ngôi sao chòm Song Ngư vào năm thứ 7 trước Công nguyên. Mộc tinh, vua của các hành tinh, đã hội ngộ cùng Hỏa tinh trong chòm Song Ngư, chòm sao đặc biệt của người Do Thái. Tháng 8 năm 3 (TCN), Mộc tinh được quan sát như đang đi sát Kim tinh (Venus). Kim tinh là hành tinh sáng nhất trên  bầu trời đêm, biểu tượng Đấng Cứu Thế của các tín hữu Ki-tô giáo xưa. Sau đó, ngày 17 tháng 6 năm 2 (TCN), hai ngôi sao này tiến lại gần nhau đến nỗi vùng trung Đông người ta quan sát chúng như nhập thành một. Hiện tượng này chỉ xảy ra một lần trong suốt hai ba thế kỷ. Giả thuyết ngôi sao lạ là sự hội ngộ của hai hành tinh sánh nhất trong Thái dương hệ được coi là hợp lý hơn cả.  việc truyền bá tục lệ làm máng cỏ. Sau này người ta thêm vào hang đá các tượng Giu-se (Joseph), Maria, mục đồng, thiên thần, ba vua...  Ước muốn có một khung cảnh Bethlehem thân thuộc mau chóng lan ra Châu Aâu và toàn thế giới.  Thời đại hoàng kim của máng cỏ được khai nguyên bởi vua Chales III của Naples (Ý), vào thế kỷ XVIII. Nhà vua thích tự mình lên khuôn các nhân vật, trong khi hoàng hậu và các vị phu nhân trong triều may quần áo và xếp đặt trang trí. Nhà vua  còn cho đòi các nghệ sĩ lớn, các nhà điêu khắc trứ danh như Lorenzo Mosca và Giuseppe Sammartino vào triều để đặt làm những bức tượng nhỏ đầy tính nghệ thuật. Nhờ sự chú trọng này, hang đá đã trở thành mốt thời thượng không những trong cung đình mà lan ra đến các gia đình giàu có. Người ta làm những hang đá rất lớn và trang trí rất cầu kỳ đến nỗi ở hoàng cung đã phải dành vài gian phòng để chứa, những gia đình giàu có còn thuê cả người bảøo quản và chăm sóc. Dần dà xuất hiện ngày càng nhiều người, nhiều giới thi nhau sản xuất và gia công các máng cỏ, những nhân vật xinh xắn và phụ tùng cho máng cỏ.  Vào tháng 12 hàng năm, ở khu Canebière, trục lộ lớn nhất ở Marseille lại tổ chức “Hội chợ máng cỏ” lộ thiên. Dưới những câu tiêu huyền gắn bóng đèn màu, người ta bày bán những bức tượng nhỏ bằng đất nung được gọi là tiểu thánh. Bên cạnh Maria, Giu-se còn có lừa, bò, cừu và các nhân vật xa xưa của miền Provence: chủ cối xay bột, thợ cạo ống khói, ông xã trưởng mang cái dù đỏ, bà nông dân còng lưng váv củi, cô gái đội mũ viền đăng-ten.

BÁNH BUCHE DE NOËL
Trước khi Chúa Giê-su ra đời, vào tháng 11 hàng năm,những bộ lạc Teutonic và Cetic đều có một đại hội gọi là “Jiuleis”hay “Guili”. Người ta mổ bò, ngựa để ăn mừng. Chiếc bánh trong dịp này được làm thành hình khúc gỗ, tượng trưng cho sự ấm cúng khi dùng củi đốt lửa, mang lại hơi ấm cho con người và đánh đuổi cơn lạnh của mùa đông rét buốt. Từ thời Trung cổ, các gia đình châu Âu dùng củi đốt suốt đêm trong lò sưởi vào dịp Noël, thời kỳ lạnh giá nhất trong năm, để sưởi ấm và xin ơn trên ban phúc lành. Về sau chất liệu gỗ được thay thế bằng bột, đường, bơ, kem và chocolate và hình thành bánh Buche de Noël. Từ Đệ nhị thế chiến, bánh Buche de Noël trở thành chiếc bánh ngọt không thể thiếu trong bữa ăn tối đêm Noël.  

HANG ĐÁ
Thánh François d’Assise là người có sáng kiến làm máng cỏ, đặt tượng Chúa Giê-su và bò lừa vào đêm Giáng sinh. Năm 1223, trước Giáng sinh 2 tuần, thánh François đến cầu nguyện tại tu viện Carseri. Ngài đã nảy sinh ra ý nghĩ làm máng cỏ để kỷ niệm ngày giáng sinh của Chúa Giê-su. Ngài tìm gặp người bạn là Jean Velita - Thống đốc vùng Greccio gợi ý làm một hang đá và máng cỏ thật ở cách Assise 60 km về phía Bắc. Thống đốc Jean Velita đã vui vẻ chấp nhận. Chiều lễ Giáng sinh, ngọn núi hoang miền Greccio huy hoàng trong ánh sáng, làm sống lại cảnh máng cỏ thành Bethlehem nghèo khó. Đoàn người cầm đuốc và nến nối nhau đi kiệu theo đường núi quanh co, âm u, đến nơi đã cột sẵn một con bò mộng trắng và một con lừa nhỏ xám miền Toscane. Bàn thờ được dựng lên trên một tảng đá hơi nghiêng. Thánh François cử hành thánh lễ. Ngài giảng về sự hoan hỉ của Thiên quốc trong ngày sinh nhật, chúc bình an cho những người thành tâm thiện chí. Ngài là người có công trong

VÒNG DÂY TẦM GỬI
Tại Hoa Kỳ, người ta treo thêm cây gửi giả tạo tòng teng trên cây thông hay cửa nhà. Đêm Noël nếu ai đứng dưới cây gửi, hễ ai bắt gặp thì được quyền hôn họ một cái.   Tương tự ở Anh có cây dây leo Mistletoe, màu lá bao giờ cũng xanh hơn màu lá cây chính mà dây leo gửi vào. Những phù thủy Celtic Druids cho là cây linh thiêng, dùng để chữa bệnh. Nhưng dân chúng lại sử dụng cây này để đánh dấu tình yêu hoặc hôn nhân.  Cũng tại Anh Quốc, người ta dùng một loại lá có gai tên Holy với những trái màu đỏ ở giữa để dùng trang trí trong mùa Giáng sinh với niềm tin sẽ tránh được ma quỷ. Lá cây này có gai, người ta dùng để quấn thành vòng  tròn đội lên đầu tượng trưng cho vòng gai quân La Mã đội lên đầu Chúa Giê-su.

BÀI HÁT GIÁNG SINH (CHRISTMAS CAROLS)
Đã có một thời gian dài, các ca khúc Giáng sinh chỉ được hát ngoài nhà thờ. Là những khúc hoan ca, lúc đầu những bài hát đó đi đôi cùng khiêu vũ. Từ Carol bắt nguồn từ tiếng Ý Carola (vũ điệu vòng tròn), vì thế những khúc thánh ca không phù hợp để hát trong nhà thờ. Phong tục hát nhạc Giáng sinh giữa chốn đông người xuất hiện đầu tiên ở Anh và đến thế kỷ 15 nó trở thành một tập tục. Khúc thánh ca đầu tiên được biết đến là bài “Jesus refulsit omnium”(Giê-su - ánh sáng của mọi Quốc gia) do thánh Hilary xứ Potier viết. Từ đó nhiều bài thánh ca Giáng sinh ra đời và đứng vững qua thử thách thời gian.

BÀI “SILENT NIGHT”
Ngay trước Giáng sinh năm 1818, chiến tranh Áo -Phổ - Đức kết thúc. Trưa ngày 24/12, linh mục Joseph Mohr, phó xứ Oberndorf - Áo, vội vã trở về họ đạo. Chiếc đàn đại phong cầm (organ) của nhà thờ thánh Nicholas đã bị rách hết thùng gió, các sách hát cũng bị mất hết nên chưa có bài hát chuẩn bị cho Giáng sinh. Ngội làng Alpine ở Oberndorf đang ngập trong  tuyết  mà  quanh  đó  không có người thợ sửa đàn nào. Cha liền viết bài thơ tiếng Đức ‘Stille Nacht, Heilige Nacht’ (Đêm Yên Tĩnh, Đêm Lành Thánh) rất phù hợp với thời điểm kết thúc chiến tranh. Cha đem bài thơ tới gặp ông Franz Xaver Gruber, thầy giáo làng và là người chơi đàn phong cầm của nhà thờ để phổ nhạc. Tại Thánh Đường Oberndorf, trong Thánh lễ Giáng sinh năm đó, bài hát đã được cất lên bởi hai giọng ca nam cũng chính là tác giả với nhạc đệm của đàn tây ban cầm (guitar). Sau Giáng sinh, một thợ sửa đàn từ tỉnh được mời về sửa cây đại phong cầm ở nhà thờ. Ông đã thử đàn bằng bài hát này. Thấy hay, ông xin phép mang về cho ban hợp xướng gia đình gồm 4 giọng nam nữ. Bài hát được soạn thành 4 bè và được trình diễn tại Vienne, thủ đô nước Áo vào Giáng sinh năm sau và đã đạt giải nhất.  Bài hát từ đó được phổ biến khắp nơi. Sang tới Hoa Kỳ, John Freeman Young thuộc giáo phái Tin Lành Methodists đã dịch bài hát ra tiếng Anh. Hai mươi năm sau, giáo phái Methodists cử người sang Oberndoff để xin trả tiền tác quyền thì cha Joseph Mohr đã qua đời trong cảnh cùng khổ còn ông Franz Xaver Gruber cũng đã về dưỡng lão ở làng bên cạnh. Tương truyền rằng trong chiến tranh Pháp -Phổ (1870-1871), một anh lính Pháp đã ra khỏi chiến hào để hát bài ‘Silent Night’; bên Phổ không đáp trả lại bằng súng mà bằng một bài hát truyền thống của Đức ‘Vom Himmel Hock’(Từ Thiên Đường trên Cao) của Martin Luther. Năm 1948, cha Vinh dòng Biển Đức đem bài hát này từ Solesmes - Pháp về kèm theo bản tiếng Đức tặng cho các học trò của ngài. Do không có ai biết tiếng Đức nên Hùng Lân, một trong số học trò đó đã phóng tác lời Việt và được hát như ngày nay.

GÀ LÔI QUAY - ĐẶC SẢN ĐÊM NOËL
Vào thế kỷ XVI, sau chuyến viễn chinh Tân Thế giới về, các nhà thám hiểm Tây Ban Nha đã du nhập vào châu Âu giống gà lôi, còn gọi là gà mái tây. Người Pháp gọi gà mái tây là poule d’Inde hay dinde và gà trống tây là dindon, vì lúc bấy giờ họ lầm tưởng Tân Thế giới là Aán Độ (Inde). Ở Pháp, gà mái tây được đưa lên bàn tiệc lần đầu tiên vào năm 1570, nhân dịp đám cưới vua Charles 9. Từ đó gà mái tây được xem như là món ăn hoàng tộc và chỉ được đưa vào thực đơn trong các ngày lễ lớn, đặc biệt là đêm Noël.  Một lý do khác khiến người ta xếp thịt gà vào loại quý hiếm và chỉ bày bán trên các quày thịt ngoài chợ vào tháng 12  là vì thời ấy đàn gà tây còn ít ỏi, cần ưu tiên nhân giống để phát triển.   Ngày nay, thịt gà mái tây đã trở thành món ăn hàng ngày trong gia đình, thậm chí nó còn được coi là một trong các loại thịt được tiêu thụ nhiều nhất ở Pháp: 6kg/người/năm, đứng thứ tư sau thịt bò, heo và gà giò. Đây là một món ăn bổ dưỡng và hợp khẩu vị nhiều người.
           


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

LÊN ĐẦU TRANG