Thứ Bảy, 4 tháng 11, 2017

Cách đặt tên cho các cơn bão nhiệt đới

Ban đầu, các cơn bão được đặt tên tùy tiện. Một cơn bão ở Đại Tây dương làm vỡ cột buồm của một chiếc thuyền có tên là Antje và cơn bão đó được đặt tên là cơn bão của Antje. Một nhà dự báo thời tiết của Australia đã đặt tên bão theo tên của những chính trị gia mà ông ghét nhất. Trong Thế chiến II, các cơn bão nhiệt đới ở Thái Bình Dương được đặt tên không chính thức theo tên của phụ nữ. Nguyên tắc bất thành văn này do đoàn dự báo thời tiết của Lục và Hải quân Mỹ đề ra, và thường lấy tên vợ hoặc bạn gái của các nhà dự báo.
Các cơn bão thuộc đông bắc Thái Bình Dương được đặt theo tên phụ nữ từ năm 1959-1960. Ở vùng bắc Ấn Độ Dương, các bão nhiệt đới không được đặt tên. Tại tây nam Ấn Độ Dương, bão lần đầu có tên vào mùa 1960-61. Vùng Australia và nam Thái Bình Dương, tên phụ nữ được lấy làm tên bão từ năm 1964, và 10 năm sau thì tên của nam cũng được dùng.


Việc áp đặt các cơn bão đã giúp xác định nhanh chóng các cơn bão trong các cảnh báo. Kinh nghiệm cho thấy việc sử dụng các tên gọi ngắn đặc biệt quan trọng trong việc trao đổi thông tin về bão giữa các quốc gia, các đơn vị và các tàu biển. Vì tên được cho là dễ nhớ hơn nhiều so với con số và thuật ngữ kỹ thuật, nhờ đó các phương tiện truyền thông đưa tin cảnh báo dễ dàng hơn, việc trao đổi thông tin dễ sử dụng. tăng cường quan tâm đến cảnh báo và thu hút được sự quan tâm của cộng đồng đối với cảnh báo bão.

Trước đây, việc đặt tên cho các cơn bão do Cơ quan dự báo khí tượng của Hải quân Hoa Kỳ thực hiện và cơ quan này đánh số cho từng cơn bão trong từng mùa mưa bão theo nguyên tắc lấy ngày cơn bão xuất hiện để đặt tên cho bão. Sau đó, Hải quân Hoa Kỳ có sáng kiến lấy tên Thánh của ngày xuất hiện cơn bão để đặt tên. Để hệ thống đặt tên có tổ chức và hiệu quả hơn, các nhà khí tượng học sau đó quyết định xác định các cơn bão bằng cách sử dụng các tên từ danh sách sắp xếp theo thứ tự.

Kể từ năm 1953, các cơn bão nhiệt đới ở Đại Tây Dương đã được đặt tên từ các danh sách bắt nguồn từ Trung tâm Bão quốc gia. Danh sách lúc đầu chỉ có tên phụ nữ. Phong trào nữ quyền thế giới những năm 1960 phản đối việc lấy tên phụ nữ đặt cho bão. Năm 1979, tên của đàn ông đã được bổ sung.


Từ ngày 1/1/2000, tên gọi các cơn bão được duy trì và cập nhật bởi một ủy ban quốc tế của Tổ chức Khí tượng Thế giới (World Meteorological Organization). Các cơn bão ở vùng tây bắc Thái Bình Dương (Western North Pacific and South China Sea Names), có Việt Nam, được đặt theo một danh sách các tên mới. Những tên mới được lấy từ các nước và vùng lãnh thổ là thành viên của WMO trong khu vực. Những tên này có đặc điểm thường là tên hoa, động vật, chim, cây cỏ hay thậm chí tên món ăn được đặt tuần tự theo thứ tự chữ cái của tên các vùng lãnh thổ. Mỗi trong số 14 thành viên cung cấp 10 cái tên, tạo thành danh sách 140 tên bão. Sáu danh sách được sử dụng xoay vòng. Do đó, danh sách năm 2015 sẽ được sử dụng lại vào năm 2021. Nếu trong năm đó, danh sách tên của các cơn bão bị sử dụng hết, một danh sách khác sẽ được bổ sung gồm 10 tên gọi và được đưa ra trước khi mùa bão bắt đầu.

Trung tâm khí tượng đặc biệt khu vực (Regional Specialized Meteorological Centre) ở Tokyo - Typhoon Center sẽ chỉ định một cơn lốc xoáy nhiệt đới tên từ danh sách theo sau là số nhận dạng gồm 4 chữ số (trong ngoặc đơn). Tên trong danh sách sẽ chỉ được hưởng các cơn lốc xoáy nhiệt đới có cường độ bão nhiệt đới hoặc cao hơn. Những tên này được sử dụng theo tuần tự của bảng sau. tính từ trên xuống và từ trái qua:

Lãnh thổ I II III IV V
Cambodia Campuchia Damrey Kong-rey Nakri Krovanh Sarika
China Trung Quốc Haikui Yutu Fengshen Dujuan Haima
DPR Korea Bắc Triều Tiên Kirogi Toraji Kalmaegi Surigae Meari
Hong Kong, China HK, Trung Quốc Kai-Tak Man-yi Fung-wong Choi-wan Ma-on
Japan Nhật Bản Tembin Usagi Kanmuri Koguma Tokage
Lao PDR Lào Bolaven Pabuk Phanfone Champi Nock-ten
Macao, China Macau Sanba Wutip Vongfong In-fa Muifa
Malaysia Malaysia Jelawat Sepat Nuri Cempaka Merbok
Micronesia Micronesia (*) Ewiniar Mun Sinlaku Nepartak Nanmadol
Philippines Philippines Maliksi Danas Hagupit Lupit Talas
RO Korea Hàn Quốc Gaemi Nari Jangmi Mirinae Noru
Thailand Thái lan Prapiroon Wipha Mekkhala Nida Kulap
U.S.A. Mỹ Maria Francisco Higos Omais Roke
Vietnam Việt Nam Son-Tinh Lekima Bavi Conson Sonca
Cambodia Campuchia Ampil Krosa Maysak Chanthu Nesat
China Trung Quốc Wukong Bailu Haishen Dianmu Haitang
DPR Korea Bắc Triều Tiên Jongdari Podul Noul Mindulle Nalgae
Hong Kong, China HK, Trung Quốc Shanshan Lingling Dolphin Lionrock Banyan
Japan Nhật Bản Yagi Kajiki Kujira Kompasu Hato
Lao PDR Lào Leepi Faxai Chan-hom Namtheun Pakhar
Macao, China Macau Bebinca Peipah Linfa Malou Sanvu
Malaysia Malaysia Rumbia Tapah Nangka Meranti Mawar
Micronesia Micronesia Soulik Mitag Saudel Rai Guchol
Philippines Philippines Cimaron Hagibis Molave Malakas Talim
RO Korea Hàn Quốc Jebi Neoguri Goni Megi Doksuri
Thailand Thái lan Mangkhut Bualoi Atsani Chaba Khanun
U.S.A. Mỹ Barijat Matmo Etau Aere Lan
Vietnam Việt Nam Trami Halong Vamco Songda Saola

Cập nhật 11/2017 từ trang WMO
(*) Liên bang Micronesia: một đảo quốc nằm ở Thái Bình Dương, phía đông bắc của Papua New Guinea.

Philippines cũng là một trong số những quốc gia đưa ra tên để đặt cho các cơn bão quốc tế. Nhưng khi một xoáy thuận nhiệt đới đi vào khu vực theo dõi của nước này, Cục quản lý Thiên văn, Địa vật lý và Khí quyển Philippines (PAGASA) sẽ sử dụng danh sách tên bão riêng của họ gồm 25 tên để đặt cho nó.

Bão Damrey 11/2017

Tên gọi của một cơn bão sẽ bị loại khỏi danh sách và thay bằng tên khác khi nó gây ra thương vong về người và tài sản quá lớn. Nếu xảy ra, tại một cuộc họp hàng năm sau đó của Ủy ban Lốc Xoáy Nhiệt Đới WMO, tên vi phạm sẽ bị loại khỏi danh sách và một tên khác được chọn để thay thế. Trong lịch sử tên những cơn bão nổi tiếng bị loại bỏ theo cách này là Tracy (Darwin, 1974), Mitch (Honduras, 1998), Katrina (Mỹ, 2005), Sandy (Mỹ, 2012), Haiyan (Philippines, 2013). Hàn Quốc từng đề nghị loại bỏ tên bão Saomai (Việt Nam đề cử) ra khỏi danh sách tên bão vì cơn bão mang tên này đã gây hậu quả nghiêm trọng cho Hàn Quốc. Việt Nam cũng đã đề nghị bỏ tên bão Chanchu do Hàn Quốc đặt và Ủy ban bão của khu vực đã chấp nhận. Chanchu là cơn bão đầu tiên được đặt tên của mùa bão Tây Bắc Thái Bình Dương 2006. Nó hình thành vào ngày 8 tháng 5. Ở Việt Nam, cơn bão đã làm 14 tàu chìm và khoảng 300 người mất tích.

Một số từ tiếng Anh
Low pressure area: Vùng áp thấp
Tropical Depression: Áp thấp nhiệt đới
Tropical Storm: Bão tố nhiệt đới
Severe Tropical Storm: Bão tố nhiệt đới dữ dội
Typhoon: Bão cuồng phong
Supertyphoon: Siêu bão

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

LÊN ĐẦU TRANG