Thứ Ba, 4 tháng 9, 2012

RẮN


CÁC LOÀI RẮN
Rắn là một loài bò sát không chân, ăn thịt. Rắn có mặt ở khắp nơi trên thế giới với khoảng 3.400 loài với đủ loại kích thước từ nửa gang tay đến vài mét. Một hóa thạch của loài rắng được phát hiện gần đây có chiều dài đến gần 15m. Các loài rắn sống trên rừng, thảo nguyên, một số sống trên sa mạc, ngoài ra còn có các loài rắn sống trong nước ngọt hoặc đại dương. Một số ít (khoảng 400 loài) là có nọc độc, chủ yếu để săn mồi. Rắn thường săn mồi ban đêm và nuốt trọn chiến lợi phẩm của mình.

Việt Nam có khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều, diện tích rừng lớn và nhiều bụi cỏ nên có nhiều rắn. Theo thống kê, ở Việt Nam có trên 140 loài, trong đó 18 loài rắn độc đất liền, 13 loài rắn độc biển.

RẮN - BIỂU TƯỢNG CHO Y HỌC

Vị tổ y học Hy-Lạp là Esculape (Aesculapius trong thần thoại La-mã), con trai của Apollon và Koronis. Đây là một nhân vật nổi danh nửa thật nửa huyền thoại, ra đời ở Thessalie thuộc miền bắc Hy-Lạp khoảng 1260 năm trước công nguyên. Truyền thuyết kể ra, do mẹ ông đột ngột qua đời, cha ông đã phải mổ lấy ông ra khỏi bụng mẹ. Ông theo học nghề với danh y nổi tiếng Chiron, một vị thần đầu người mình ngựa. 5 người con của ông và Lampetie đều là danh y. Hygia nuôi rắn thần để chữa bệnh, về sau trở thành nữ thần biểu tượng cho việc giữ gìn sức khỏe con người (môn vệ sinh học gọi là hygiene). Panacea là nữ thần chữa trị mọi bệnh tật (thuốc chữa bệnh gọi là panacée). Hai người con trai tham gia trận chiến thành Troie và đã được Homero ca ngợi trong tập trường ca Iliad: Machaon có tài chữa lành mọi vết thương cho các chiến binh, còn Podalire là một thầy thuốc ngoại khoa tài năng. Hipocoon, con trai của Podalire là tổ tiên của Hippocrate. Theo truyền thuyết, khi Esculape đến thăm một người bạn bị bệnh, ông trông thấy một con rắn độc đang bò vào nhà nên đánh chết nó. Ngay sau đó, ông thấy một con rắn khác lại tiến vào và trên miệng ngậm một lá cỏ đến mớm cho con rắn vừa mới bị đánh chết. Kỳ lạ thay, con rắn chết bỗng hồi sinh. Vô cùng kinh nhạc, Esculape quyết định nghiên cứu thứ cỏ lạ đấy rồi say mê với y thuật và trở thành một thần y.

Năm 293 trước CN, một vụ dịch hạch bùng nổ lớn ở Roma. Một đoàn thầy thuốc được cử đến Epidaurus để cúng lễ, (quê hương của Esculape và có đền thờ của phái Aesculapios.) Khi trở về họ có mang theo một con rắn thần. Đến sông Tibre, rắn thần trườn xuống nước và biến mất, ngay lúc đó vụ dịch ở Roma cũng tắt ngấm. Ít lâu sau, một đền thờ Esculape lại được xây dựng trên hòn đảo giữa sông. Từ đó con rắn thần quấn quanh cây gậy trở thành biểu tượng cho sức khỏe và y học.

Esculape hồi sinh cho Hippolyte theo thỉnh cầu của Diane

CÁCH ĂN CỦA RẮN
Răng của rắn cong vào phía trong như lưỡi câu nên một khi ngoạm vật gì thì không nhả ra được. Với rắn chỉ có một lối đi vào bụng chứ không có đường trở ra! Bữa ăn của nó là phải ăn cho hết, mà nếu ăn không hết thì phình bụng ra chết. Sức sức tiêu hóa của rắn rất phi thường, không có vật gì không bị dịch vị rắn “nghiền nát”. Chỉ vì tham ăn nhiều lúc rắn bị toi mạng một cách vô lý. Người ta kể một chuyện rắn nuốt rắn như sau: Một chú rắn ngoạm chân một chú cóc, một chú rắn bò tới đớp luôn chân thứ hai của cóc. Thế là xong! Không có cách gì rút lui! Khi hai con hiểu ra chuyện rồ dại thì đã muộn. Chúng biết rằng dù muốn hay không một trong hai phải chết. Chúng nhìn nhau, thao láo, tức tối. Một nửa con cóc chui vào miệng này, một nửa lại chui vào miệng kia. Hai cái đầu rắn càng lúc càng xít lại gần nhau. Cả hai cùng cố gắng há rộng miệng. Há to, há to hơn nữa. Đột nhiên, một con ngậm được miệng địch thủ. Từ từ, hết đầu đến mình rồi đuôi con rắn kia lần lượt chui vào bụng con rắn nọ. Bi kịch cho cả hai, một phải chết cách tức tửi, một phải ăn thịt đồng loại một cách bất đắc dĩ.


Trong thảo cầm viên nọ, chú trăn bắt được một con chuột. Chân chuột mắc dính vào cái mền nhưng không ai gỡ ra dùm chú. Sau khi nuốt con chuột, nó đành phải tiếp tục “tráng miệng” bằng cái mền 3m.

NỌC ĐỘC
+ Độc tính của nọc rắn phụ thuộc vào loại rắn, tuổi rắn, trạng thái no đói của rắn.
+ Thành phần nọc rắn gồm: nước (60-80%), các chất vô cơ (Zn, Mg, P, Si, Fe, Al, Cu, Ag), các chất hữu cơ (gồm các enzym và độc tố).
+ Các enzym: proteinase (tiêu hủy protein), hyaluronidase (làm nọc rắn dễ khuếch tán), cholinesterase, acetylcholin-eterase và phospholipase (tăng độc tính nọc rắn), phosphatase, monofaminoxydase, ribonuclease, adenosintriphosphatase, desoxy-ribonuclease, phosphodiesterase
+ Độc tố:
* Neurotoxin (độc thần kinh): Độc tố thần kinh gây rối loạn, phóng thích các hóa chất trung gian, phong tỏa hệ thần kinh trung ương  rối loạn dẫn truyền các tế bào thần kinh cơ và giữa các tế bào thần kinh, gây rối loạn cảm giác phản xạ, thay đổi trương lực cơ, liệt cơ. Ngoài ra còn có tác động lên hệ thần kinh thực vật..
* Cardiotoxin (độc với tim)
* Hemotoxin (độc tố cho máu): hemolysine gây tiêu huyết, hemorasine gây chảy máu, coagulin gây đông máu. Nọc độc gây vỡ hồng cầu trực tiếp, gián tiếp phá hủy mô, tăng tính thấm thành mạch do tổn thương tế bào, hoạt hóa các yếu tố đông máu, rối loạn quá trình đông máu, ngưng kết tiểu cầu...
+ Các loại vi trùng: thường là vi trùng kỵ khí và uốn ván.
 Lưu ý: Rắn chết vẫn còn độc tố nên phải cẩn thận khi đụng vào.

Luân chuyển của nọc rắn:
- Nọc độc di chuyển vào máu theo các tĩnh mạch, về tim và đi khắp cơ thể.
- Khoảng 1 giờ sau khi rắn cắn, lượng độc tố lưu hành trong cơ thể chỉ còn khoảng 50% lượng ban đầu
- Nọc rắn được thải trừ chủ yếu qua thận và một phần bằng đường ruột.

KHI BỊ RẮN CẮN
1. Nguyên tắc:
- Ngăn ngừa, hạn chế, làm chậm sự hấp thu và lan tỏa của các độc tố nọc rắn vào cơ thể; hạn chế các động tác mạnh.
- Loại trừ nhanh các độc tố nọc rắn ra khỏi cơ thể.
- Điều trị căn nguyên, giải độc đặc hiệu, điều trị triệu chứng, biến chứng và di chứng.
2. Tại chỗ:
* Trấn an nạn nhân: không phải rắn nào cũng độc (rắn đói độc hơn rắn no, vết thương càng sâu càng độc).
* Không cho nạn nhân tự đi lại làm khuếch tán nhanh nọc độc; cố định chi bằng máng bột, nẹp tre, gỗ.
* Rửa vết thương bằng nước sạch tốt nhất là dung dịch sát trùng, thuốc tím pha loãng (permanganat 1‰). Đối với rắn Lục, móc nọc độc hình máng rãnh nên còn nhiều độc chất bên ngoài vết cắn.
* Garrot trên vết cắn, băng vừa phải.
* Giác hút vết cắn để loại bớt chất độc.
* Chườm đá tại chỗ và xung quanh vết cắn. Mục đích gây tê tại chỗ, làm chậm khuếch tán nọc độc và ức chế hoạt động của các enzym.
* Vận chuyển đến cơ quan y tế.
3. Tại y tế cơ sở 
* Bất động chi bị cắn.
* Rạch vết thương hình chữ   dài 1 cm, sâu 3-5 mm (trong vòng 30 phút kể từ khi bị cắn); Nặn hút máu 5-10 ml.
* Bỏ garrot.
* Rửa sạch vết thương và băng lại.
* Giảm đau, trợ tim.
* Nếu có biểu hiện của độc tố cho máu: tiêm Calciparine 0,25ml vào điểm cắn và 0,25ml vào da bụng.
Huyết thanh chống nọc rắn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

LÊN ĐẦU TRANG